Đuối Nước Khô Là Gì? Cách Nhận Biết Và Xử Lý Đuối Nước Khô

Đuối nước khô là một thuật ngữ còn khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên, đây được xem là một tình trạng y tế nguy hiểm và có khả năng gây ra tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vậy đuối nước khô là gì? Xử lý thế nào? Hãy cùng Bảo vệ Long Việt tìm hiểu về tình trạng đuối nước khô trong bài viết sau đây.

Đuối nước khô là gì?

Theo các chuyên gia y tế, “đuối nước” là tình trạng cơ thể bị khó thở do nước vào đường hô hấp. Điều này có thể xảy ra trong quá trình tắm, bơi hoặc khi có chất lỏng vào miệng, họng. Nếu không được hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp gặp khó thở, tình trạng này có thể dẫn đến tử vong.

Vậy đuối nước khô là gì? Thuật ngữ “chết đuối khô” và “chết đuối thứ cấp” chỉ ra các biến chứng hiếm gặp về đuối nước mà bạn cần biết. Trong trường hợp “chết đuối khô”, nước không tiếp xúc với phổi. Thay vào đó, việc hít thở trong nước khiến dây thanh quản co và đóng lại, dẫn đến tình trạng khó thở. Các dấu hiệu này sẽ xuất hiện ngay lập tức, tương tự trong tình huống bị hóc dị vật vào đường thở.

Còn “chết đuối thứ cấp” là thuật ngữ để miêu tả một biến chứng khác của đuối nước. Điều này xảy ra khi nước vào phổi, gây kích ứng niêm mạc phổi và dẫn đến sự tích tụ chất lỏng, gây ra tình trạng phù phổi. Các triệu chứng khó thở sẽ xuất hiện ngay lập tức và có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng 24 giờ sau đó.

Đuối nước khô là gì?
Đuối nước khô là gì?

Xem thêm: Cách Sơ Cứu Đuối Nước Và Những Điều Cần Biết

Các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô

Bởi vì trẻ còn quá nhỏ và không thể nhận biết được những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể mình. Do đó, trong vòng 1 giờ sau khi trẻ tiếp xúc với nước, bạn hãy quan sát cẩn thận để có thể phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô. Dưới đây là các biểu hiện phổ biến khi trẻ bị đuối nước khô:

  • Thanh quản bị co thắt
  • Ho liên tục hoặc ho không kiểm soát
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Cơ thể mệt mỏi 
  • Buồn ngủ
  • Choáng váng đầu óc
  • Gặp khó khăn trong việc nói chuyện
  • Người mất tỉnh táo, mơ màng
  • Có bọt ở miệng hoặc mũi
  • Thay đổi hành vi, ví dụ như cáu kỉnh hoặc mất năng lượng do não bị thiếu oxy.
Các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô
Các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô

Cách xử lý khi trẻ bị đuối nước khô

Khi bạn phát hiện trẻ có những dấu hiệu như đã nêu ở trên và có nghi ngờ về việc trẻ bị đuối nước khô, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức vì đây là tình huống cấp bách, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời.

Đồng thời, hãy cố gắng giúp trẻ giữ bình tĩnh để các cơ quan hô hấp có thể thư giãn, giúp quá trình hô hấp nên dễ dàng hơn. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ tiến hành chụp X-quang ngực và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán, kiểm tra đường hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và mức oxy máu. Dựa vào kết quả, họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp tình trạng trẻ được cải thiện và các chỉ số cơ thể trở về mức bình thường, trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi trong khoảng 4 đến 6 giờ tại bệnh viện.

Mặc dù ở một số trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô có thể tự giảm đi, tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Cần tiếp tục kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tình trạng của trẻ trong vòng 24 giờ để tránh mọi tình huống không mong muốn có thể xảy ra.

Cách xử lý khi trẻ bị đuối nước khô
Cách xử lý khi trẻ bị đuối nước khô

Xem thêm: Đuối nước là gì? Cách sơ cứu người bị đuối nước đúng cách

Cách phòng ngừa đuối nước khô

Để phòng ngừa đuối nước khô cho trẻ, ba mẹ nên lưu ý các điều sau đây:

  • Luôn luôn quan sát và theo dõi một cách cẩn thận khi trẻ ở gần nước.
  • Không để trẻ tự tắm hoặc bơi một mình.
  • Chỉ cho phép trẻ bơi trong khu vực có sự hiện diện của nhân viên cứu hộ.
  • Trang bị đồ cứu hộ như áo phao cho cả bản thân và trẻ khi đi qua khu vực sông nước.
  • Đăng ký cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng an toàn dưới nước hoặc tham gia cùng trẻ trong các chương trình hướng dẫn an toàn nước dành cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.
  • Nếu có hồ bơi tại nhà, xây dựng rào chắn để trẻ không tiếp cận khu vực nguy hiểm.
  • Học cách sơ cứu đuối nước, bao gồm cả hồi sức tim phổi (CPR).
  • Không để trẻ đến gần các khu vực có nước như ao, hồ, sông, suối, ngay cả khi trẻ biết bơi.

Bài viết trên đây của Bảo vệ Long Việt đã giúp bạn giải đáp đuối nước khô là gì cũng như chia sẻ đến bạn cách xử lý khi trẻ bị đuối nước khô. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ an toàn cho con em của mình.

Chỉ Dẫn Tải Foxit Reader Full Crack | Công Cụ PDF tốt nhất 2024 ProShow Producer 9 Full Crack: Hướng Dẫn Cài Đặt Chi Tiết Làm website tại Hà Nội – 5 Doanh nghiệp “đỉnh nhất” cho bạn